Uống trà thảo dược không chỉ tạo cảm giác thoải mái mà còn có nhiều tác dụng hỗ trợ chữa bệnh quý giá. Các loại thảo dược dưới đây rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm bớt các cơn đau khó chịu do tiêu hóa gây ra.
chứa các chất đắng làm dịu cơn đau dạ dày (như cây long đởm), những loại khác có tác dụng chống co thắt (như tía tô đất, thì là bẹ và bạc hà cay). Một số loại có tác động trực tiếp lên các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu như hoa hồi.
2. Trà thảo dược làm dịu rối loạn tiêu hóa
ADVERTISING
Dưới đây là một vài loại trong số các thảo dược được sử dụng phổ biến nhất để làm dịu chứng rối loạn tiêu hóa.
2.1 Hương thảo
Hương thảo có tác dụng chống viêm, chống co thắt, chống oxy hóa và lợi tiểu. Hương thảo kích thích hoạt động chức năng của gan và sản xuất acid mật.
Hãm một muỗng cà phê lá hương thảo khô trong 10 phút với nước nóng. Có thể thêm các loại thực vật khác vào thức uống này như bạc hà hoặc cỏ xạ hương, hoặc một lát chanh cho dễ uống hơn.
2.2 Cam thảo
Loại cây này đã được sử dụng lâu đời giúp giảm các cơn đau dạ dày và đau bụng, nhờ đặc tính thúc đẩy sản xuất chất nhầy dạ dày. Cam thảo cũng giúp ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng.
Hãm 1,5 thìa cà phê cam thảo trong 150 ml nước nóng, rồi uống.
2.3 Bạc hà
Bạc hà đặc biệt hiệu quả trong việc giảm co thắt tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết mật và bài tiết chúng, đồng thời cũng làm dịu buồn nôn và hội chứng ruột kích thích.
Chỉ cần hãm 1 thìa canh bạc hà trong một cốc nước nóng trong 10 phút, uống sau bữa ăn.
2.4 Củ cải đen
Loại củ này đặc biệt phát huy tác dụng khi được nấu lên, đồng thời cũng có thể hãm trà nếu được phơi khô. Khi đó, củ cải đen làm giảm đầy hơi, táo bón, thúc đẩy, kích thích tiêu hóa.
Chỉ cần hãm 1 thìa canh trong một cốc nước nóng từ 2 đến 3 phút để có được các lợi ích của nó. Không nên dùng cho những người bị sỏi mật.
2.5 Atisô
Dù được nấu chín hay dùng dưới dạng trà thảo dược, atisô đều có tác dụng tốt đối với gan và mật. Atisô giúp làm giảm các rối loạn tiêu hóa như chứng khó tiêu.
Pha 2 thìa canh lá khô atisô trong một cốc nước sôi. Lưu ý thức uống này khá đắng.
2.6 Thì là
Ngoài tạo hương vị cho các món ăn có cá, loại cây này có đặc tính chống co thắt. Thì là cũng kích thích quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ đầy hơi. Để tận hưởng những lợi ích của thì là, nên xay nhẹ 2 thìa canh hạt thì là trước khi đem hãm trà.
2.7 Hoa hồi
Hoa hồi đặc biệt giúp giảm đầy hơi và những cơn đau sau khi ăn quá nhiều chất béo. Hãm trà từ 3 đến 5 bông hoa hồi sao khô trong 10 phút, rồi thưởng thức.
2.8 Gừng
Là một chất chống oxy hóa rất mạnh nhờ thành phần chính là gingerol, gừng có nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa: Làm dịu buồn nôn và nôn (đặc biệt là khi mang thai), kích thích sản xuất mật và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Ngâm một lát gừng nhỏ trong 10 đến 15 phút vào 400 ml nước nóng. Bạn có thể thêm một lát chanh và/hoặc một ít mật ong vào.
2.9 Kế sữa
Loại cây này đã được sử dụng từ lâu nhờ các đặc tính tiêu hóa của nó. Sau khi sấy khô, hạt của nó làm giảm các vấn đề về tiêu hóa (bao gồm chứng ợ nóng và đầy hơi).
Nên dùng loại cây này dưới dạng hãm trà khoảng 30 phút trước bữa ăn, với liều lượng 1 thìa cà phê trong 10 phút với 200ml nước nóng.
3. Lưu ý khi dùng trà thảo dược
– Chỉ cần hãm thảo dược trong nước sôi từ 3 đến 10 phút là đủ.
– Nếu đồ uống có vị đắng, hãy chọn mật ong thay đường giúp cho đồ uống dễ uống hơn.
– Không vượt quá 3 đến 4 cốc trà hãm mỗi ngày.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà thảo dược học khi sử dụng thảo dược lần đầu tiên. Trên thực tế, một số loại thảo dược tương kỵ với thuốc như thì là, kế sữa, bạc hà…
– Ngoài ra, một số loại thảo mộc cũng không nên dùng cho phụ nữ mang thai.
Vì vậy, hãy luôn tìm hiểu về những chống chỉ định có thể có của lá, hoa và/hoặc vỏ cây mà bạn định dùng trong trà thảo dược.